DIỄN ĐÀN GĐPT CẢNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

Go down

CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Empty CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY

Bài gửi  haquangto Fri Jan 01, 2010 12:09 am

1. Lời Huyền Ký Của Đức Phật
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Buddha2
Khi đức Thế Tôn gần nhập niết bàn, Ngài nói với ông A Nan rằng:

- Sau khi tôi nhập Niết bàn, trong thời mạt pháp, các đệ tử bỏ chánh giáo của đức Phật, tham cầu lợi dưỡng, tập các món hý luận. Đối với Pháp của tôi, không chịu tu tập thân giới tâm huệ. Cùng nhau phân tranh, phỉ báng, tàn hại, thường ham sắm các đồ tốt đẹp, y phục xa hoa, nhà cửa tráng lệ, thường ưa tụ hội với các hàng tổn hữu ác đảng. Dầu cho có trì giới cũng chỉ cốt hủy báng nhau, và chỉ giữ trong một thời gian rất ngắn mà thôi.

Do nhơn duyên như vậy mà các hàng Thiên Long lấy làm buồn não thương hại xa lánh, còn các vị Đại Thần, Trưởng giả thời không sanh lòng tịnh tín đối với Tam Bảo, hay lăng nhục khinh phạm. Do nhơn duyên như vậy mà các hàng Tỳ kheo tạo ác càng sâu và các vị Đại thần, trưởng giả càng không cung kính. Tuy vậy, uy thế của Tam Bảo không phải diệt tận. Trong thời mạt pháp ấy, vẫn có những bậc tỳ kheo thiểu dục biết đủ, giữ gìn cấm giới, tu hành thiền định, ham học nghe nhiều, thọ trì ba tạng giáo pháp của Như Lai. Những vị Tỳ kheo ấy lại vì hết thảy chúng sanh mà phân biệt diễn giảng, khiến cho vô lượng loài hữu tình đều được lợi ích. Lại có vị Quốc vương, Đại thần, Trưởng giả, Cư sĩ, Thiện nam tín nữ rất có tâm luyến tiếc chánh pháp, luôn luôn cúng dường cung kính, tôn trọng tán thán Tam Bảo, phát tâm hộ trì kiến tạo Tam bảo, không một chút ân hận. Nên biết pháp nhĩ là như vậy, không thể tư nghì. Chính trong thời ấy, có những vị Bồ Tát vì bổn nguyện lực, hộ trì chánh pháp vô thượng của đức Như Lai và làm những sự lợi ích cho hết thảy các loài hữu tình.

2. Lễ Cúng Dường Cuối Cùng của Thuần Đà
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Buddha
Ở nước Câu Di Na Kiệt có vị Trưởng giả tên là Thuần Đà cùng 500 vị Trưởng giả, nghe tin đức Phật sắp nhập niết bàn liền đến đảnh lễ khóc lóc mà bạch Phật rằng:

- Xin ngài từ bi thương xót chúng con, thọ lãnh lễ cúng dường này, nhờ vậy chúng con mới được giải thoát.

Đức thế tôn bảo Thuần Đà rằng:

- Ta nay vui lòng thọ lãnh lễ cúng dường cuối cùng của ông. Các ông chớ có sanh lòng ưu não, chính nên phải sung sướng hoan hỷ, đừng có cầu thỉnh Như Lai ở lại làm gì. Các ông thử quán sát mà xem, ở đời mọi vật là vô thường, hết thảy chúng sanh cũng lại vô thường. Dầu ở lâu trên đời rồi có ngày cũng bị diệt tận, tuy sanh trưởng thọ yểu, mạng sống cũng có lúc bị tổn hoại; mạnh sẽ bị bệnh bức khổ, người sống rồi phải chết, đâu có thể thường tại lâu ngày, cho đến vợ con vàng bạc voi ngựa cũng chịu luật vô thường chi phối. Những kẻ thân thích nhất trên đời cũng phải chịu biệt ly; duy chỉ có bốn món hoạn lớn chi phối con người là sanh, lão, bệnh, tử.

Thuần Đà nghe nói lại càng thảm thiết khóc lóc, khẩn cầu đức Như Lai ở lại. Đức Phật bảo rằng:

- Ông chớ nên khóc lóc làm loạn động tâm niệm. Hãy bình tĩnh suy xét. Nên biết rằng tất cả pháp hữu vi đều không kiên cố chơn thực.

Thuần Đà bạch Phật rằng:

- Đức Như Lai không thương xót chúng con nên không chịu ở lại trên đời. Thế giới này mà không có đức Phật thời vắng vẻ, trống rỗng như hư không, làm sao chúng con lại không than khóc được.

Đức Phật lại phải dạy rằng:

- Đức Thế Tôn thật vì có lòng thương tưởng chúng sanh và các ông nên mới nhập Niết bàn. Hết thảy Phật pháp đều vô thường, hết thảy pháp hữu vi cũng đều vô thường.

(Kinh Đại Bát Niết Bàn)

3.Công Đức Sám Hối
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Phat%20Phap%20thu%205
Chúng sanh khi xả báo thân này thì thọ báo thân khác Nếu trong khi tìm thọ thân khác mà chưa đủ nhân duyên thì thân nầy chưa xả. Ví như con sâu đo , trong khi đàng đuôi bám chặt một nơi thì đàng đầu ngóc lên tìm kiếm. Hễ đàng đầu tìm được chỗ mà bám xuống thì đàng đuôi mới nhả ra. – Con người trong lúc nằm thiêm thiếp chờ chết, chính là lúc nghiệp thức tìm kiếm nơi thác sanh. Nếu được nơi rồi thì liền chết, bỏ xác thân nầy mà thọ thân khác.

Thuở xưa, đời nhà Lương, vua Võ Ðế, có quen với một vị Hòa thượng, hiệu là Chí Công, hằng ngày trò chuyện với nhau rất thân thiết. Hoàng hậu tên là Hy Thị, thấy vậy, bèn can gián vua đừng chơi với người ngu tăng ấy, nhưng vua Võ Ðế chẳng hề nghe, cứ giao du như thường. Hoàng hậu giận lắm, toan lập mưu hại ngài Chí Công, bèn lén dùng thịt chó làm nhân bánh, rồi sai người đem bánh ấy đến chùa mà trai tăng. Ai ngờ Hòa thượng Chí Công đã biết trước, nên dự sắm áo tràng rộng tay, làm bánh chay bỏ vào, rồi khi trai Tăng lén bỏ bánh mặn trong tay áo, lấy bánh chay ra ăn.

Bà Hi Thị đợi tin Hòa thượng ăn rồi, tức thì tâu với vua rằng: “Bánh ấy thiếp dùng thịt chó làm nhân, ông Chí Công ăn mà không biết, thiệt là người phàm ngu muội, không có đạo đức trí tuệ gì cả, nay bệ hạ còn làm bạn nữa chăng?”.

Vua nghe nói nổi giận, liền mang gươm đến chùa mà giết Hòa thượng. Khi ấy, ngài Chí Công cũng đã biết trước, nên ra ngoài cửa chùa đứng đợi. Lúc vua ngự đến trông thấy Hòa thượng thì hỏi rằng: “Ông ra đứng đây mà làm chi?”.

Ngài Chí Công đáp rằng: “Bần tăng biết bệ hạ đến giết bần tăng, nên bần tăng ra đây đứng đợi. Nếu Bệ hạ mà vào chùa mà giết hại, thì ô uế chốn Già lam càng tội nghiệp lắm!”.

Vua nghe nói kinh hồn chấp tay niệm Phật và sám hối, rồi liền mời Hòa thượng vào chùa mà hỏi rằng: “Ngài đã tiên tri được như vậy, vì sao còn ăn lầm bánh thịt chó mà không biết?”.

Ngài Chí Công bèn đáp rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Bần tăng có ăn đâu!”

Tâu rồi Ngài liền thỉnh vua ra sau vườn, dạy người đào lấy bánh thịt chó lên, thấy vẫn còn đủ 120 cái. Hòa thượng bèn lấy nước Tịnh thuỷ phun vào, tức thì mỗi mười bánh hiệp lại thành một con chó, hình thể vận động như thường. Vua thấy vậy thất kinh, mới biết pháp lực thần thông của Ngài Chí Công thiệt là cao cường quảng đại, liền trở vào chùa hết lòng lễ sám hối những sự lỗi lầm.

Từ ấy Võ Ðế càng yêu mến Hòa thượng Chí Công hơn ngày trước nữa; trái lại bà Hy Thị thấy thế lại càng giận thêm, nên khiến kẻ hầu hạ đến chùa lấy kinh sách đem ra đốt hết.

Ðến niên hiệu Thiên Giám, bà mang bệnh nặng rồi phải từ trần, rồi bào thai làm con rắn mãng xà ở sau hậu cung ẩn mình không cho ai thấy, thừa khi ban đêm, bà lại mách điềm chiêm bao cho vua Võ Ðế hay rằng: “Khi thiếp còn sống ăn ở bất nhân, tổn vật hại người, làm điều tham độc. Vì cớ ấy nên nay thiếp phải làm thân mãng xà, thân đã dài, vóc lại lớn, bò lết không nổi, đói không có chi ăn, khát chẳng có chi uống, cực khổ nhiều bề, còn mỗi trong chân vảy lại có thứ độc trùng đeo vào cắn rứt da thịt, đau thắt ruột gan thật là khó chịu! Thiếp nghĩ vì thiếp cùng Bệ hạ vẫn là tơ duyên chỉ nợ, tình vợ nghĩa chồng, mà nay thiếp bị đọa ra thân súc sanh thế này, Bệ hạ nỡ nào hưởng thọ phú quý một mình mà không tìm phương chi cứu thiếp, nên xin Bệ hạ từ bi thỉnh thầy làm chay độ giải cho thiếp, may nhờ Phật pháp hộ trì, thoát ra khỏi vòng ác báo, thì thiếp cảm ơn đời đời”.

Vua Võ Ðế nghe rồi, bèn thức dậy rầu rĩ khóc lóc một hồi; sáng ra liền truyền lệnh rước các thầy Sa môn nhóm tại điện mà hỏi rằng: “Vậy trong hàng chư tăng, ai có phép chi cứu giải Hoàng hậu khỏi điều tội khổ chăng?”.

Hòa thượng Chí Công tâu rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Tội của Hoàng hậu rất nặng, xin Bệ hạ hãy thiết lập đàn tràng lễ bái sám hối, thì mới cứu được”.

Vua Võ Ðế bằng lòng, liền cầu Hòa thượng Chí Công soạn ra mười quyển sám văn, rồi thiết đàn trong cung là chay ba tháng, cầu sám cho Hoàng hậu.

Có một hôm kia, khi trai đàn gần mãn có mùi hương nồng nã bay khắp trong cung điện. Vua Võ Ðế ngước mắt ngó lên trời, thấy có một nàng con gái, nhan sắc tuyệt trần, đứng giữa hư không mà chấp tay tâu cùng vua rằng: “Thiếp nhờ công đức của Bệ hạ cầu sám hối đã thoát được thân mãn xà mà sanh về cõi trời Ðao Lợi. Nên thiếp phải hiện thân ra cho Bệ hạ thấy để làm chứng nghiệm vậy – Thôi, mấy lời cảm tạ, kính chúc Bệ hạ ở lại bình an”.

Bà nói rồi liền ẩn mình không thấy nữa. Khi ấy vua Võ Ðế nửa mừng nửa khóc, khôn xiếc sự tình bèn lui vào cung mời Hòa thượng Chí Công mà hỏi rằng: “Hoàng hậu của Trẫm buổi còn sống, hết sức thù ghét Hòa thượng là túc duyên làm sao mà gây ra cừu oán như vậy?”

Ngài Chí Công tâu rằng: “Muôn tâu Bệ hạ! Sự cừu oán duyên do kiếp trước có một vị Trú trì và một vị Giám tự ở chung một chùa. Trong chùa ấy có cái đôn để nước, dưới chân cái đôn có con thiện trùng thường thường kêu trong khi ban đêm; tiếng kêu của nó inh ỏi như thể tiếng con dế hay con vạt sành vậy. Thường khi ông Trú trì tới đó lấy nước súc miệng, rửa mặt thì cũng chú nguyện cho con ấy mau mau thoát đặng cái thân súc vật, mà sanh về đường nhân luân. Một bữa kia ông Trú trì đi khỏi, ông Giám tự ghét con thiện trùng đêm nào cũng kêu, và làm cho lòng ông không được thanh tịnh và chẳng cho ông ngủ thẳng giấc, nên ông bèn bắt con ấy, lấy dao cắt ngang giữa lưng làm hai, rồi cũng bỏ lại dưới chân đôn như cũ. Qua bữa sau ông Trú trì về, trót đêm không nghe tiếng con thiện trùng kêu nữa, bèn kiếm dưới chân đôn, thì thấy nó đã chết rồi. – Ông thương khóc, niệm Phật chú guyện cho nó và lấy một miếng vải đỏ buộc vào chỗ lưng bị cắt, rồi đem chôn sau vườn chùa. Muôn tâu Bệ hạ! Con thiện trùng ấy tức là kiếp này làm thân Hoàng hậu; còn vị Giám tự là kiếp này làm thân của Bần Tăng đây. – Vì vậy oan gia gặp nhau toan đòi nợ trước, nếu tôi kiếp này tu hành lơ láo, thì có thể nào thoát ra khỏi tay của Hoàng hậu!”.

Vua Võ Ðế nghe nói liều gật đầu mà đáp rằng: “Hèn gì Hoàng hậu của Trẫm thường thường buộc sợi dây đỏ ngang lưng, không khi nào rời bỏ, mà Trẫm không biết cớ làm sao. – Có một đêm Hoàng hậu ngũ mê, Trẫm lén mở sợi dây ấy ra, thì Hoàng hậu nói rằng đau lưng, rồi lấy dây ấy buộc lại vào, tức thì không đau nữa. Nay Hòa thượng bày tỏ sự túc trái như vậy, thì biết Phật nói “NHÂN QUẢ” thiệt là không sai”.

Từ ấy, vua Võ Ðế lại càng tin tưởng Phật pháp, trọng đãi Chúng Tăng và nguyện một lòng phụng sự Tam Bảo…

4. Đức Phật Hóa Độ Cho Ông Tu Bạt Đà La
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY C Phật Hóa Độ Cho Ông Tu Bạt Đà La
Lúc bấy giờ, ông Tu Bạt Đà La nghe những lời dạy của đức Phật liền được pháp nhãn tịnh, bỏ các tà kiến muốn cầu xuất gia. Đức Phật tán thán thiện tâm của ông Tu Bạt Đà La, cho nhận vào hàng Sa-môn, dùng nước pháp tánh trí rửa sạch cùng tận tâm nguyên, dứt sạch mọi trần phược ái trước, phát sanh ý giải, được quả A La Hán. Ông Tu Bạt Đà La liền quỳ thẳng, chắp tay vui buồn xen lẫn, tự giận tự trách mình mà bạch Phật rằng:

- Con rất lấy làm ân hận cho cái thân độc hại của con từ trước đến nay, thường hay khinh mạn, nên con phải lâu ngày bị chìm đắm trong vô minh tà kiến, sa lầy trong ngụy thuyết của ngoại đạo ở ba giới, chịu sự thiệt hại, thật quá sâu dày. Nay con gặp được một sự may mắn rất lớn, nhờ ân Như Lai được nhập chánh pháp. Bạch Thế Tôn, trí huệ của Như Lai rộng lớn như bể cả, lòng từ mẫn của Như Lai không thể nghĩ lường. Chúng con tự nghĩ, dầu cho trải qua vô lượng kiếp, tan nát cả thân thể cũng không thể báo đáp ân đức ấy. Nhưng ân đức đến, con chỉ hưởng trong một thời gian quá ngắn ngủi, nên con không thể cầm lòng mà không khóc than sầu não cho được. Con nay tuổi đã già rồi, mạng sống còn chẳng là bao, mà các món khổ vẫn doanh vây bức bách. Con xin cầu thỉnh Như Lai chớ có nhập Niết bàn.

Đức Phật không chịu. Ông Tu Bạt Đà La liền gào khóc thảm thiết, gieo thân xuống đất, bất tỉnh một hồi lâu mới dậy. Ông lại nghẹn ngào than trách và bạch Phật rằng:

- Con nay không thể nhẫn tâm ngồi xem đức Như Lai vào Niết bàn trước con, con phải chết trước đi mới được. Xin nguyện đức Như Lai nhập Niết bàn sau con.

Nói lời ấy xong, ông liền khóc lên lòng cảm thương quá độ và ông nhập niết bàn. Lúc bấy giờ đức Như Lai sai lấy gỗ thơm làm lễ trà tỳ, thiêu thân cho ông Tu Bạt Đà La.

(Kinh Niết Bàn)

5. Đức Phật Hóa Độ Cho Những Người Săn Bắn
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Duc%20phat%2012
Một chỗ ở thường được lợi. Thời đức Phật ở thành La Duyệt Kỳ, cách thành ấy độ 500 dặm, có một gia đình gồm 120 người, sống với nghề săn bắn, mặc áo da thú, ăn thịt súc vật, không cày bừa trồng trọt, không biết Tam bảo và chỉ thờ quỷ thần. Đức Phật biết đã đến thời hóa độ, bèn đến tại chỗ, ngồi dưới gốc cây. Lúc bấy giờ, các người đàn ông và con trai đi săn bắn vắng, chỉ còn đàn bà con gái ở nhà. Thấy đức Phật oai nghi, hào quang sáng chiếu, hết thảy đều đến đảnh lễ, trải chiếu mời ngồi. Đức Phật bèn thuyết pháp, giảng giải sự giả tạm của ái ân tình dục. Các người đàn bà và con gái ngồi nghe, tâm sanh hoan hỷ, bèn bạch Phật rằng:

- Chúng con là người ở núi, tham tàn sát hại, thường lấy thịt mà ăn, nay muốn xin bày chút cúng dường, mong ơn ngài từ bi thọ lãnh.

Đức Phật đáp rằng:

- Pháp của các đức Phật không cho dùng thịt mà nuôi sống, tôi nay đã dùng cơm rồi, không còn phải bày biện làm chi.

Rồi đức Phật lại dạy thêm rằng:

- Các món ăn thuộc loài cây cỏ rất nhiều, sao loài người lại không dùng những món ăn hiền hậu mà phải tàn hại các sanh mạng để tự nuôi sống. Giết sinh mạng để tự nuôi sống là tự hại mình. Chúng ta cũng là chúng sanh, sao chúng ta không biết thương hại chúng sanh? Vì có chúng sanh nào là không tham sống sợ chết đâu? Giữ lòng nhân từ không bao giờ sát hại thời đời đời tránh khỏi mọi tai họa.

Rồi đức Phật thuyết bài kệ rằng:

“Làm người không sát hại
Thường gìn giữ thân tâm
Sẽ tránh khỏi già chết
Không bao giờ gặp nạn.
Không giết, hạnh đạo từ
Giữ tâm, dè dặt lời
Sẽ tránh khỏi già chết
Không bao giờ gặp nạn.
Dừng tay không làm hại
Hết thảy loài chúng sanh
Được khỏi mọi khổ não
Được sanh cõi Phạm Thiên
Thường giữ lòng từ nhẫn
Trong sạch như Phật dạy
Biết đủ, biết ngăn giữ
Sẽ được thoát sanh tử.”

Đức Phật thuyết bài kệ xong thì vừa lúc những người đàn ông đi săn về. Họ thấy làm lạ, vì sao vợ con lại không đi đón như mọi lần, trong lòng lo ngại một sự biến cố gì. Nhưng khi thấy vợ con ngồi chung quanh đức Phật, chắp tay nghe giảng, bèn nổi giận muốn lấy cung đao hại đức Phật. Bọn đàn bà liền ngăn cản và nói rằng:

- Đó là vị thiên nhơn, chớ có sanh tâm làm hại.

Mọi người liền ăn năn hối lỗi, cùng nhau đến đảnh lễ đức Phật. Đức Phật giảng lại phước báo của lòng nhân từ và tội báo của sát sanh. Bọn đàn ông nghe giảng liền hiểu chơn ý Phật dạy, quỳ bạch Phật rằng:

- Chúng con sinh trưởng trong rừng sâu, chỉ lấy nghề săn bắn làm kế sinh nhai, tội báo chúng con chất chứa trải qua nhiều kiếp. Chúng con không hiểu nên tu pháp gì để thoát khỏi các tội báo?

Đức Phật bèn thuyết kệ rằng:

“Làm các hạnh nhơn từ,
Rộng lượng cứu chúng sanh
Được mười một món phước,
Luôn luôn theo bên mình:
Ngủ yên, thức cũng yên,
Không thấy những mộng dữ,
Trời che chở, người khen,
Không bị bệnh độc hại,
Chung thành mười một món.
Chết sanh cõi Phạm Thiên.”

Đức Phật thuyết bài kệ xong, mọi người lớn nhỏ, 120 người đều hoan hỷ theo và xin thọ năm giới Pháp. Đức Phật bảo vua Bình Sa Vương cấp ruộng đất và cho gạo lúa để sinh sống. Nhờ lòng nhơn từ của đức Phật hóa độ rộng khắp, nên toàn cõi nước đều được an ninh thái bình.

(Kinh Pháp Cú Thí Dụ)

6. Đức Phật Độ Cho Người Mẹ Mất Con
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Duc%20phat1
Một thời đức Phật ở tại thành Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Độc. Có một bà góa vừa chết đứa con, nên ưu não sầu khổ, ôm thây đứa con gào khóc mà chạy, chẳng khác người điên. Chạy đến tịnh xá Kỳ Hoàn, nghe xưng tán đức Phật là vị đại thánh hay giảng kinh pháp trừ khó, đem vui cho mọi người. bà liền vào lễ Phật, quỳ lạy xin Phật cứu cho đứa con được sống lại. Đức Phật dạy rằng:

- Ngươi hãy đi khắp trong thành này, xem có nhà nào không có người chết, thời hãy xin lửa đem về đây, tôi sẽ cứu sống con cho nhà ngươi.

Người đàn bà chạy khắp thành phố, nhưng hỏi nhà nào cũng có người chết, không thể xin lửa, phải tay không trở về bạch lại với đức Phật. Đức Phật nhơn đó dạy rằng:
- Phàm người ở đời có bốn nhơn duyên không thể ở lâu: Một là thường rồi sẽ vô thường; hai là giàu sang rồi sẽ nghèo hèn; ba là hội họp rồi sẽ phân ly; bốn là mạnh mẽ rồi sẽ đau chết. Nhà ngươi ngày nay, sao lại không biết lo cho tự thân? Sao không bố thí trì giới, cứu giúp những kẻ cô quả bần cùng?

Bà mẹ bạch Phật rằng:

- Con nay lòng thương con đã nhập trong cốt tủy, đâu có tiếc thân mạng.

Khi ấy đức Phật muốn hóa độ người mẹ đáng thương ấy, liền lấy thần lực hóa bốn hầm lửa đốt cháy xung quanh người mẹ. Sức nóng bức bách khiến người mẹ phải lấy thân của người con mà che đỡ. Đức Phật liền hỏi rằng:

- Nhà ngươi vừa nói lòng thương con đã nhập vào xương tủy, sao còn nỡ tâm lấy thân người con mà che đỡ cho nhà ngươi khỏi bị lửa đốt? Lửa ở thế gian nhỏ nhoi không đáng kể gì, lửa ở địa ngục đốt cháy mới thật tai hại nguy hiểm. Loài súc sanh thì bị khổ ngu si, loài ngạ quỷ thì bị đói rét, Làm người biết lo cho tự thân cần phải bố thí trì giới, nhẫn nhục. Có vậy mới được hưởng phước cõi trời và được gần cảnh giới Niết bàn.

Bà mẹ nghe lời Phật dạy, tự trách lòng ái dục của mình, thành tâm đảnh lễ sám hối, được tiêu trừ cấu nhiễm, thành bậc Tu Đà Hoàn.

(Linh Xuất Diệu)

7. Đức Phật Hóa Độ Cho Bốn Vị Phạm Chí Bịt Lỗ Tai Sợ Nghe Pháp
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY La%20bo%20de
Xưa có bốn vị Bà-la-môn tu hành được thần thông tự tại, cùng nhau bàn luận rằng:

- Người ta nói nếu ai đem đồ vật ăn uống cúng dường vị Sa-môn Cù Đàm (chỉ cho đức Phật) thì được sanh lên các cõi Trời, hưởng nhiều phước đức. Nếu được nghe pháp thì sẽ được giải thoát. Ngày nay chúng ta chỉ có ý nguyện tham những phước ở cõi Trời, chớ đừng có nghe pháp mà phải bị giải thoát.

Lúc bấy giờ, bốn vị Phạm Chí, mỗi người đem mỗi bình nước ngọt đến cúng dường Phật. Người đầu dâng đồ cúng xong, lễ Phật. Phật dạy rằng:

“Các hạnh là vô thường biến diệt.”

Vừa nghe câu ấy xong, vị Phạm Chí liền bịt lỗ tai lại. Người thứ hai vừa được nghe câu:

“Các pháp là thịnh suy hư huyễn.”

liền bịt lỗ tai lại. Người thứ ba nghe được câu:

“Mọi loài sanh rồi sẽ bị chết.”
Người thứ tư nghe được câu:

“Diệt ngay sanh tử là an lạc.”

Sau khi từ tạ đức Phật, bốn người cùng nhau họp lại và hỏi đã nghe được gì? Mỗi người đọc lại mỗi câu mà mình vừa được nghe. Nhưng khi nối nghĩa bốn câu thời liền rõ thấu nghĩa Đạo chứng được quả A La Hán, bốn người liền ăn năn hối lỗi đến trước đức Phật mà bạch rằng:
- Xin nguyện đức Như Lai thương xót chúng con mà cho nhập vào hàng Tăng chúng làm vị Sa-môn.

Đức Phật nhận lời và tán thán thiện tâm của bốn vị Phạm Chí.

(Kinh Vô Thường)

8. Nỗi Đau Khổ Của Một Người Đàn Bà Điên Cuồng
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Duc%20Phat%20va%20nguoi%20dan%20ba
Ở Thiên Trúc có một gia đình gồm 4 người, hai vợ chồng và hai con trai, một đứa lên 7 tuổi, một đứa đang còn bồng bế và người vợ lại đang có thai. Theo phong tục ở Thiên Trúc thì người đàn bà bao giờ cũng về nhà cha mẹ để sinh đẻ. Lúc bấy giờ, hai vợ chồng mới sắp đặt về bên nhà cha mẹ. Hai vợ chồng thời đi bộ, hai con thì bỏ lên xe bò chở đi. Đi đến thành Xá Vệ, thời cho xe nghỉ, con bò được thả cho ăn cỏ. Khi ấy có con rắn bò ra, quấn vào chân con bò, người chồng đến đuổi thì bị con rắn cắn chết ngay tại chỗ. Người vợ thấy vậy liền òa lên khóc, khổ não không lường. Trời lại về chiều, nếu ở lại thì sợ giặc cướp, đoạn đường lại phải qua một con sông. Người vợ quá sợ hãi, liền bỏ xe, tay dắt, tay bồng, bỏ đứa con lớn ở lại bên bờ, còn mình thì tay bồng con nhỏ lội sông mà qua.

Đến giữa giòng thời nghe tiếng đứa con bên bờ la hét lên, bà ngoảnh lại thời thấy một con cọp đang ăn thịt đứa con lớn của mình. Người mẹ sợ hãi rú lên, liền sẩy tay đứa con đang ẳm trong tay, rơi xuống và bị giòng nước cuốn đi không cứu được. Người mẹ đau đớn quá, tới bên bờ bên kia, vật vã kêu khóc. Trong khi lăn lộn gào khóc thì bị trụy thai. Vừa lúc ấy, lại được người đưa hai tin khủng khiếp nữa: cả gia đình cha mẹ mình bị lửa đốt cháy và bị nạn thiêu; cả gia đình cha mẹ bên chồng bị giặc cướp bóc và giết hại. Người đàn bà khốn nạn chỉ biết kêu trời, lõa mình cuồng chạy, gào khóc rất thảm thiết. Giữa đường, ai thấy cũng lấy làm quái lạ và chỉ biết thương hại mà thôi. Người đàn bà điên cuồng ấy chạy đến chỗ Phật ở, vừa gặp lúc đức Phật thuyết pháp, chúng hội đông đủ. Thấy Phật, nàng tự nhiên hết cả ưu sầu, ngó thân thể lõa hình, nàng biết tàm quý cúi lạy. Đức Phật bảo người đưa áo quần cho nàng mặc. Nàng liền phát tâm tín thành, nghe Phật thuyết pháp về tội phước, phát tâm vô thượng, lây nguyện bất thối, ưu sầu tiêu tan, giải thoát mọi phiền não.

(Kinh Hiền Ngu)

9. Sự Liên Lạc Giữa Thân Trước Và Thân Sau
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Bandophapgioi
Có một vị đi đường thấy một thây chết đang bị một vị quỷ thần lấy gậy đánh đập. Người đi đường hỏi:
- Người này đã chết, ông còn đánh đập làm gì?

Vị quỷ thần trả lời:

- Đây là thân trước của tôi; do thân trước này không có hiếu với cha mẹ, không tuân theo luật nước, không tôn thờ Tam bảo, không nghe lời sư trưởng nên nay tôi phải chịu khổ vô lường. Vì vậy tôi tức giận, lấy gậy đánh đập cho thỏa

Đi một đoạn đường vị này lại gặp một thây chết, có một vị thiên thần đang dùng hoa cúng dường, và lấy tay vuốt ve nâng đỡ. Người đi đường hỏi:

- Tôi xem ngài như vị thiên nhân, sao ngài lại cúng dường và nâng đỡ vuốt ve thây chết này?

Vị thiên nhân đáp rằng:

- Đó là thân trước của tôi. Do thân trước này hiếu thuận cha mẹ, trung tín phép nước, phụng thờ Tam bảo, vâng lời sư trưởng, nên tôi mới được sanh làm vị thiên nhân. Vì muốn báo ân đức ấy, nên tôi đến cúng dường.

Đi một đoạn nữa, người đi đường gặp một vị thiên nhân, y phục tốt đẹp, hương diệu trang nghiêm, đang lượm những trái táo chua mà ăn. Người đi đường hỏi rằng:

- Tôi xem ngài có tướng một vị thiên nhân, sao lại lượm những trái táo chua làm gì?

Vị Thiên nhân đáp:

- Tôi ở đời rất hiếu thuận cha mẹ, trung tín phép nước, phụng thờ Tam bảo, làm mọi việc công đức, tôi chỉ có tánh không ưa bố thí đồ ăn cho người, nên nay tuy được phước báo làm vị thiên nhân mà trong bụng không bao giờ no đủ, phải luôn luôn ăn trái táo chua này.

Người đi đường, sau khi thấy ba việc như vậy liền về nhà phụng trì năm giới, tu hành mười điều lành, hiếu dưỡng cha mẹ, trung tín với luật nước, và thường đem những sự tội phước đời sau mà răn dạy người.
10. Cúng Dường Được Phước
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Haoquang
Xưa có một nhà giàu, người ở giúp việc rất đông, trân bảo vô lượng. Lúc bấy giờ đức Phật cùng ông A Nan khất thực đi ngang nhà ấy. Chủ nhà cùng vợ, con cháu chắt đều hoan hỷ thỉnh Phật vào nhà, đem vải quý lót đất, dùng đồ vật bằng vàng bạc dâng cúng. Đức Phật dạy rằng:


- Người này, trong một đời trước, sinh trong một gia đình nghèo thiếu, phải hái rau mà ăn. Một hôm, canh rau vừa chín thời có một vị tu hành vào khất thực. Chủ nhà cùng tất cả vợ con đều nhịn phần ăn của mình mà cúng dường vị tu hành, trong lòng còn ân hận không có những vật quý để cúng dường. Do nhờ thiện niệm và cử chỉ cúng dường tốt đẹp kia mà cả gia đình đều được giàu có vô lượng, lại phát tâm trì giới thanh tịnh, gặp Phật, nghe pháp, chứng quả A La Hán.

(Kinh Tạp Thí Dụ)

11. Đứa Trẻ Dùng Đất Để Dâng Đức Phật
CÁC MẪU TRUYỆN ĐẠO  - LỜI ĐỨC PHẬT DẠY Tru%20da%20A%20Duc
Một thời đức Phật cùng ông A Nan vào thành khất thực, giữa đường gặp một bọn trẻ dùng đất làm nhà, làm vựa đựng lúa và dùng đất làm gạo. Chúng vui chơi đùa với nhau. Một đứa trẻ thấy đức Phật, liền lấy trong vựa lúa một ít đất làm gạo đem dâng cúng đức Phật. Đức Phật thọ lãnh đất ấy và biểu ông A Nan đem về trét nơi nền nhà Phật ở và bảo ông A Nan rằng:

- Đứa con nít này có tâm hoan hỷ cúng dường đất, sẽ nhờ công đức này đến 100 năm sau khi ta nhập diệt, sẽ sanh làm vị quốc vương tên là A Du Ca. Vua A Du Ca sẽ là một vị hộ pháp danh tiếng lừng lẫy khắp cõi Diêm Phù Đề, tôn sùng Tam Bảo và phân chia xá lợi của đức Phật khắp nơi và tự mình xây dựng 8 vạn 4 ngàn tháp để cúng dường Phật.

Ông A Nan bạch Phật rằng:

- Vì sao đứa con nít kia chỉ bố thí một chút đất mà phước báu tạo tháp nhiều như vậy để cúng dường Phật?

Phật bảo rằng:

- Xưa có vị quốc vương tên là Ba Tắc Kỳ ra đời đồng thời với đức Phật Phất Sa. Vua luôn luôn được cúng dường đức Phật, liền nghĩ đến các nhân dân ở gần biên thùy không được phước chiêm ngưỡng Tam Bảo, bèn thỉnh vẽ 8 vạn 4 ngàn bức họa đức Phật, truyền khắp cho nhân dân. nhờ công đức ấy mà sau được phước báu xây 8 vạn 4 ngàn ngọn tháp cúng dường đức Phật.

(Kinh Hiền Ngu)

12.
haquangto
haquangto
Admin

Tổng số bài gửi : 206
cảm ơn : 0
Join date : 13/12/2009
Age : 34
Đến từ : canh long tu

https://gdptcanhlong.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết