DIỄN ĐÀN GĐPT CẢNH LONG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Căn Bản Cứu Thương

Go down

Căn Bản Cứu Thương Empty Căn Bản Cứu Thương

Bài gửi  haquangto Sun Dec 20, 2009 3:16 pm

CỨU THƯƠNG

Những điều sau đây được lược trích từ quyển PHƯƠNG PHÁP CỨU THƯƠNG do nhà xuất bản Thời Triệu, Sài gòn ấn hành không ghi năm tái bản và HƯỚNG ĐẠO HẠNG NHẤT của trưởng Trương trọng Trác do Hội Hướng Đạo Việt nam ấn hành năm 1970. Số thứ tự là của chúng tôi.

1. Cứu thương chỉ là điều trị tạm thời, cách băng bó phải đơn gỉan và mau lẹ để khi Bác sĩ đến không phải mất nhiều thì giờ trong việc tháo băng.
2. Để người bị thương nằm thoải mái, đầu và mình bằng nhau cho đến khi bạn biết rằng vết thương đó nặng hay không.
3.Tìm xem có xuất huyết, ngừng thở, trúng độc, phỏng, gãy xương và trật khớp xương không. Phải tìm đủ các vết thương.
4.Những điều nên làm và không nên làm khi gặp một người bị gãy xương:
Nên làm
-Đừng gấp di chuyển nạn nhân. Để nạn nhân ở tư thế thoải máí khi cứu cấp.
-Nếu có chảy máu, phải cầm máu.
-Luôn luôn làm bất động phần xương gãy trước khi di chuyển nạn nhân.
-Gọi Bác sĩ hay xe cứu thương gấp.

Không nên làm-Đừng để bất cứ ai khênh ngay nạn nhân ra xe để chở đến bệnh viện. Đó là cách giản dị nhất để biến một vết thương nhẹ thành một vết thương nặng, mười lần nguy hiểm hơn. Nếu là gãy xương sống thì hậu quả khó thể lường trước.
-Đừng tìm cách sửa xương gãy cho ngay. Đó là công việc của Bác sĩ.
-Đừng cho nạn nhân uống những chất kích thích (rượu chẳng hạn) nếu vết thương gãy hở chảy máu nhiều.

5. Khi băng bó, có vài điều mà người cứu thương cần phải nhớ:
-Không nên đắp bông gòn thẳng vào vết thương lóet miệng hay vết phỏng, vì nó sẽ dính chặt vào vết thương và rất khó lấy ra hết.
-Không được dán vải dính, băng keo hay những vật tương tự thẳng lên vết thương. Chỉ trừ một ngoại lệ là để giữ miệng vết thương sát lại với nhau. Trong trường hợp này phải hơ băng keo trên ngọn lửa để sát trùng trước.
-Không nên băng thẳng vào vết thương, nhưng phải đắp lên vết thương một miếng vải thưa sát trùng rồi mới băng lại.
6. Trong trường hợp cần cấp cứu người bị điện giật, việc đầu tiên là phải ngắt dòng điện hoặc cách ly dòng điện ra khỏi nạn nhân và trước hết người cấp cứu phải biết tự bảo vệ mình đối với dòng điện, nếu không mình sẽ là một nạn nhân mới.
-Đừng bao giờ sờ vào nạn nhân đang bị điện giật, muốn lôi nạn nhân ra thì tay phải được bao kín bằng găng tay cao su, chân phải đứng trên những vật không ẩm ướt và không dẫn điện: đi guốc khô, đứng trên bàn, ghế gỗ, đôn bằng sành, trên áo len khô. . .
-Dùng cành cây khô, gậy gỗ đẩy sợi dây điện ra khỏi nạn nhân hoặc đẩy nạn nhân ra khỏi dây điện.
-Nếu nạn nhân ngừng thở, hãy làm ngay hô hấp nhân tạo.
-Nếu nạn nhân bị điện giật té từ trên cao xuống, phải cẩn thận đừng xê dịch hay lay động mạnh vì có thể khi té họ bị tổn thương ở xương sống hay sọ.
Nhận dạng hai trường hợp xuất huyết
Căn Bản Cứu Thương Image002

-Xuất huyết động mạch, máu đỏ tươi phun có vòi theo nhịp tim đập
Căn Bản Cứu Thương Image004

-Xuất huyết tĩnh mạch, máu đỏ sẩm đen chảy ra tràn trề

*Cầm máu:
Căn Bản Cứu Thương Image006

-Các chấm tròn đen là nơi tốt nhất để cầm máu, các vạch đen là vị trí làm garrot.
Căn Bản Cứu Thương Image009
Căn Bản Cứu Thương Image010
-Ấn hay bóp các vị trí cầm máu

Nếu xuất huyết động mạch thì nén giữa vết thương và tim (phía trên vết thương), ngược lại nếu xuất huyết tĩnh mạch thì nén vào điểm ở phần dưới vết thương
Hình vẽ về các cách băng bó
Căn Bản Cứu Thương Image012

Cuộn băng bao giờ cũng nằm ở phia trên
Căn Bản Cứu Thương Image014

Đặt miếng gạc có thuốc lên vết thương
Căn Bản Cứu Thương Image015

Đừng xả cuộn băng ra như thế này khi băng bó
Căn Bản Cứu Thương Image017

Khi băng xong phải xé đôi chiều dọc ở cuối đoạn băng và buộc nút lại
Căn Bản Cứu Thương Image019

Băng tay hay chân thì băng từ cổ tay hay cổ chân trước
Căn Bản Cứu Thương Image022


Chỗ khớp xương như khủy tay, đầu gối thì băng theo kiểu số 8

Căn Bản Cứu Thương Image026
Căn Bản Cứu Thương Image027
Cách băng bả vai

HÔ HẤP NHÂN TẠO:

Phương pháp Neilsen:
Căn Bản Cứu Thương Image029
Quỳ trước đầu nạn nhân, 2 bàn tay đặt trên lưng, 2 ngón cái sát nhau chỗ xương sống, lòng bàn tay ngang đường giữa hai nách
Căn Bản Cứu Thương Image031

Nhón người về trước, khuỹu tay thẳng cho đến khi 2 cánh tay thẳng đứng gây áp lực trên lưng nạn nhân để tống hơi ra. Đếm 1 , 2 .
Căn Bản Cứu Thương Image033

Lui mình về phía sau, lướt bàn tay lên cánh tay nạn nhân về phía cùi chỏ, nắm tay nạn nhân kéo về sau. Đếm 3, tiếp tục đưa mình về sau, giữ tay nạn nhân giơ lên cho đến khi cảm thấy có sức trì của vai nạn nhân.
Căn Bản Cứu Thương Image035

Đếm 4, 5. Các động tác này là để hít hơi vô. Buông tay, đếm 6 hết một chu kỳ.
Mỗi phút phải làm 12 chu kỳ.


Phương pháp thổi hơi qua miệng (bouche à bouche)
Căn Bản Cứu Thương Image037

Để một tay dưới cổ và nâng đầu lên dùng tay kia giữ đỉnh đầu và đẩy ngữa ra sau.
Căn Bản Cứu Thương Image039

Nâng cằm lên để đầu ngữa ra hoàn toàn
Căn Bản Cứu Thương Image041

Kê sát môi vào môi nạn nhân, bịt mũi nạn nhân rồi thổi khá mạnh để ngực nạn nhân phồng lên
Căn Bản Cứu Thương Image043

Rời môi ta ra khỏi môi nạn nhân và để hơi tự thoát ra khỏi lồng ngực.
Tiếp tục thổi vào mồm nạn nhân 5 giây một lần.
Trong những trường hợp làm hô hấp nhân tạo, yếu tố đòi hỏi trước tiên là kiên trì; đồng thời khi bắt đầu làm hô hấp thì cần báo ngay cho y, bác sĩ biết, chỉ khi nào những người này cho ý kiến ngưng thì ta mới ngưng. Khi nạn nhân đã hồi tỉnh và thở đều hòa rồi cũng không cho ngồi dậy ngay mà phải để nẳm yên ít nhất một giờ hầu tránh bị kích ngất rất nguy hiểm.


RẮN ĐỘC VÀ XỬ LÝ VẾT CẮN CỦA RẮN ĐỘC:
Căn Bản Cứu Thương Image045


Hình đầu miệng rắn độc với phần trên có hai nanh liên hệ với túi chứa nọc độc, phần dưới gồm các răng như các loại rắn khác. Khi cắn người hai nanh trên găm vào da thịt và nọc được truyền vào người nạn nhân tạo nên hình dạng vết cắn của rắn độc.
Căn Bản Cứu Thương Image047

hình dạng vết cắn của rắn độc


hình dạng vết cắn của rắn thường, không độc


Khi bị rắn độc cắn cần hành động mau lẹ vì rất khó lấy nọc ra. cần làm dây thắt mạch phía trên vết cắn, dây này phải được nới sau 10 phút, mỗi lần nới 15 giây. Dùng dao đã sát trùng rạch các hình chữ thập dài và sâu khoảng 6 mm để nặn hay hút máu ra
Căn Bản Cứu Thương Image050
TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP PHẢI ĐƯA NGAY NẠN NHÂN ĐẾN BỆNH VIỆN VÌ NƠI ĐÂY MỚI CÓ ĐẦY ĐỦ CÁC BIỆN PHÁP CẦN THIẾT
haquangto
haquangto
Admin

Tổng số bài gửi : 206
cảm ơn : 0
Join date : 13/12/2009
Age : 34
Đến từ : canh long tu

https://gdptcanhlong.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết